Nón bảo hộ lao động – Một số điều có thể bạn chưa biết về chúng

Nón bảo hộ lao động – Một số điều có thể bạn chưa biết về chúng

Nón bảo hộ lao động là một loại nón có tác dụng bảo vệ phần đầu của người kỹ sư, công nhân sử dụng trong các môi trường nguy hiểm như công trường, nhà máy, hầm mỏ,… Nón bảo vệ đầu người sử dụng tránh khỏi chấn thương do vật nặng rơi rớt, va chạm, mảnh vỡ hoặc điện giật.

Bộ khung nón được thiết kế với khoảng cách khoảng 30 mm giữa vỏ nón và đầu người dùng. Nhờ đó, nếu một vật thể va vào sẽ làm giảm khả năng truyền trực tiếp vào hộp sọ. Một số loại vỏ nón bảo hộ có một sườn gia cố thêm để cải thiện khả năng chống va đập.

Chất liệu cấu tạo của nón bảo hộ lao động

Chất liệu chính là yếu tố quan trọng nhất giúp đánh giá chất lượng cũng như độ bền của nón bảo hộ.

1. Chất liệu ABS nguyên sinh

ABS (Acrylonitrin Butadien Styren) – công thức hóa học: (C8H8· C4H6·C3H3N)n là một loại nhựa nhiệt dẻo. Vì vậy, ABS là sự cộng hưởng bởi các yếu tố: cứng, bền với nhiệt độ và nhẹ.

nón bảo hộ lao động

Ngoài ra, nhựa ABS còn có độ hút nước thấp, không mùi, không độc hại và tính chất cách điện ưu việt. Tuy là loại vật liệu cứng nhưng ABS không giòn, không dễ bị trầy xước và biến dạng dù ở nhiệt độ thấp hay cao. Do đó, nón bảo hộ lao động được làm bằng chất liệu ABS được xếp vào hàng cao cấp đặc tính siêu nhẹ, chống bắt lửa, chống va đập mạnh… giúp bảo vệ vùng đầu một cách tối ưu nhưng vẫn tạo sự thoải mái khi sử dụng.

Trên thế giới có không ít các thương hiệu sử dụng nhựa ABS nguyên sinh để sản xuất nón bảo hộ. Nổi bật có dòng sản phẩm nón bảo hộ Sseda của thương hiệu Sseda – Hàn Quốc dùng nhựa ABS cao cấp này để cho ra đời những sản phẩm chất lượng và bảo vệ an toàn cho người lao động.

2. Nón bảo hộ lao động làm bằng nhựa HDPE

HDPE (viết tắ của từ Hight Density Poli Etilen). Được trùng phân từ poli-Etilen (có tỉ trọng cao) dưới áp suất tương đối thấp với các hệ xúc tác như crom/silic, catalyst,… Vật liệu này là vật liệu khá quen thuộc, thường dùng để sản xuất dụng cụ, túi nilon và vật dụng bằng nhựa.

Dù không phải là loại vật liệu cao cấp như ABS nhưng nón bảo hộ làm từ nhựa HDPE cũng là sản phẩm được đánh giá rất cao. Nhờ khả năng không bị thể rỉ và chống phá khi tiếp xúc với các dung dịch dạng lỏng như axit đậm đặc, kiềm, muối, mưa axit… Ngoài ra, HDPE còn có một đặc tính quan trọng nữa chính là tính chịu nhiệt và chống lửa rất tốt, vật liệu này chỉ bắt cháy ở nhiệt độ 327 độ C, đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động làm việc trong môi trường hàn điện. Và vật liệu HDPE được sử dụng để sản xuất nón bảo hộ 3M (đến từ thương hiệu 3M nổi tiếng của Mỹ) giúp bảo vệ an toàn vùng đầu tối ưu cho người lao động.

3. Nhựa tái chế

Nhựa tái chế tức là các đồ dùng nhựa đã qua sử dụng, được thu gom về, phân loại và tái chế theo quy trình riêng. Tuy nhiên, nhựa tái chế thường chỉ được sử dụng để sản xuất các sản phẩm cấp thấp hơn so với sản phẩm ban đầu. Vì vậy, nón bảo hộ lao động được làm bằng nhựa tái chế thường có giá rất rẻ nhưng lại không đảm bảo tính chịu nhiệt, tính chống va đập và độ bền cũng không cao như nón bảo hộ được làm từ nhựa ABS hay HDPE.

Những tiêu chuẩn của nón bảo hộ lao động chất lượng

Theo Cơ quan Quản lý An toàn & Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA – Occupational Safety & Health Administration – Hoa Kỳ), phải đội nón bảo hộ khi làm việc ở những nơi có khả năng gây chấn thương ở đầu do vật rơi.

Ngoài ra, nón bảo hộ cũng phải đội khi làm việc ở những khu vực có nguy cơ tiếp xúc với các dây dẫn điện có nguy cơ rơi xuống đầu. Trong các loại môi trường này, cần có nón bảo hộ để bảo vệ được thiết kế đặc biệt để chống lại sự nguy hiểm của các cú sốc điện.

Nón bảo hộ phải được OSHA phê duyệt, đáp ứng các tiêu chí tối thiểu được thiết lập theo Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI), Hiệp hội Thiết bị An toàn Quốc tế (ISEA) và theo tiêu chuẩn ANSI / ISEA Z89.1-2009 hiện hành.

Như vậy, đầu tư cho mình một chiếc nón bảo hộ là điều rất cần thiết. Tuy nhiên phải chọn chiếc nón nào phù hợp nhất cho môi trường làm việc của bạn. ANSI chia nón bảo hộ thành các loại (Types) và các dạng (Classes) khác nhau. Loại biểu thị mức độ bảo vệ vùng đầu dưới tác động của ngoại lực, loại khác thì chỉ mức độ hiệu suất điện.

Cùng Bảo Hộ Lao Động Lasa đi vào chi tiết nhé!

Các dạng nón bảo hộ bảo hộ lao động (Types)

Tác dụng bảo vệ của nón bảo hộ được chia thành hai dạng: Type I và Type II.

Nón bảo hộ lao động dạng I (Type I)

Nón bảo hộ Type I được thiết kế với tính năng  giảm lực tác động do một cú đánh chỉ vào đỉnh đầu. Chẳng hạn, có thể do búa hoặc súng bắn đinh rơi từ trên cao xuống.

Hiện, nón bảo hộ 3M là một trong những nón bảo hộ Type I bán chạy nhất tại Lasa.

Nón bảo hộ lao động dạng II (Type II)

Nón bảo hộ Type II có tác dụng giảm lực tác động bên do một cú đánh lệch tâm, từ bên hông hoặc chệch đỉnh đầu. Nón bảo hộ Type II, ví dụ như nón bảo hộ Kukje Hàn Quốc, được lót bên trong bằng lớp xốp dày.

nón bảo hộ kukje

Các loại nón bảo hộ lao động điện (Electrical Classes)

Theo tiêu chuẩn ANSI/ISEA Z89.1-2009 và tiêu chuẩn Canada CSA Z94.1-2005, hiệu suất điện của nón bảo hộ được chia thành ba loại: Loại E (Điện); Loại G (Chung); Loại C (dẫn điện).

Class E (Electrical)

Nón bảo hộ lao động loại E được thiết kế với mục đích giảm tiếp xúc với dây dẫn điện áp cao và cung cấp khả năng bảo vệ điện môi lên đến 20.000V (nối đất). Tuy nhiên, lượng điện áp bảo vệ  này chỉ được chỉ định bảo vệ cho đầu và không phải là dấu hiệu bảo vệ điện áp được phân bổ cho toàn bộ cơ thể của người sử dụng.

Nón bảo hộ 3M không có lỗ thoáng khí là một ví dụ về loại nón cứng được sử dụng dành cho các nhân viên thường phải tiếp xúc với môi trường điện áp cao hàng ngày. Trước đây được phân loại “Hạng B”

nón bảo hộ 3m không có lỗ thoáng khí

Class G (General)

Nón bảo hộ loại G được thiết kế nhằm giảm tiếp xúc với dây dẫn điện áp thấp và cung cấp bảo vệ điện môi lên đến 2.200V (nối đất). Như trường hợp với nón Class E, lượng bảo vệ điện áp này cũng chỉ được chỉ định cho đầu và không tính đến bảo vệ điện áp được phân bổ cho toàn cơ thể người dùng. Nón bảo hộ 3M có lỗ thoáng khí là một ví dụ về nón bảo hộ Class G và dòng nón này thường được sử dụng bởi những người thợ sắt với yêu cầu một mức độ bảo vệ điện môi nhất định. Trước đây, dòng nón này được phân loại là “Hạng A”, nón Class G là kiểu nón cứng được bán phổ biến tại Bảo Hộ Lao Động Lasa.

nón bảo hộ 3m có lỗ thoáng khí

Class C (Conductive)

Nón cứng loại C khác với những người anh em của chúng ở chỗ chúng không được tạo để bảo vệ chống tiếp xúc với dây dẫn điện. Ngược lại, nón Class C có thể bao gồm các lỗ thông hơi, chẳng hạn như nón bảo hộ lao động 3M có lỗ thoáng khí, không chỉ bảo vệ người sử dụng khỏi va chạm, mà còn giúp tăng cường khả năng thở thông qua vật liệu dẫn điện hoặc thêm thông gió.

Làm cách nào để xác định dạng và loại nón bảo hộ lao động hiện tại của bạn?

Điều quan trọng cần biết là tất cả các loại nón bảo hộ phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn ANSI/ISEA và đều có nhãn chứng nhận ở bên trong vỏ nón. Nhãn này có tác dụng xác định loại và tiêu chuẩn lớp mà nón bảo hộ được thiết kế. Nếu nhãn nón bảo hộ của bạn đang dùng hiện tại bị thiếu hoặc không còn rõ ràng, bạn nên thay thế sản phẩm mới càng sớm càng tốt. Hình ảnh dưới đây là một ví dụ cụ thể về nhãn chứng nhận ANSI / ISEA của nón bảo hộ và các dạng, loại và tiêu chuẩn ANSI của nón.

nón bảo hộ 3m

Hướng dẫn sử dụng nón bảo hộ lao động

– Nên kiểm tra kỹ nón bảo hộ lao động trước mỗi lần sử dụng.

– Khi thêm hoặc sử dụng các phụ kiện nên được tư vấn từ nhà sản xuất hoặc đơn vị phân phối.

– Quai nón và núm vặn nên được điều chỉnh phù hợp để nón bảo hộ lao động luôn cố định và thoải mái trên đầu.

– Không vén quai nón lên trên vành hoặc đính lên nón bảo hộ. Không đội thêm bất cứ loại nón nào bên dưới để tránh việc gây khó khăn đối với hệ thống dây đeo.

– Khuyến cáo nên thay nón mới ngay sau khi bị va đập mạnh dù nhìn bằng mắt thường có thể không nhận ra.

Cách phân biệt chức vụ qua màu sắc nón bảo hộ lao động

– Màu trắng: Dược dành cho các kỹ sư, cán bộ quản lý và các giám sát viên trong công trường. Màu này cũng có thể dành cho những người quản lý của chủ đầu tư, tư vấn giám sát.

– Màu xanh da trời: Là màu dành cho những người thợ phụ trách điện, thợ làm cốt pha.

– Màu đỏ: Là sản phẩm dành cho những người phụ trách bên lĩnh vực cứu hỏa, PCCC.

– Màu xanh lá cây: Là màu dành cho những nhân viên phụ trách bên mảng an toàn ở công trường.

– Màu xám: Là màu được dành cho những vị khách tham quan tại công trường.

– Màu vàng: Là màu dành cho người công nhân lao động chung và cho những người phụ trách vận chuyển đất cát xà bần trong công trường.

– Màu nâu: là màu dành cho những người thợ hàn xì, những công nhân làm việc trong môi trường nhiệt lượng cao.

Trên đây là một số kiến thức về nón bảo hộ lao động cũng như các loại vật liệu cấu tạo của nón, các dạng và các loại nón bảo hộ. Hy vọng anh em sẽ có đủ các kiến thức cần thiết để có thể lựa chọn cho mình loại nón bảo hộ phù hợp với môi trường làm việc.

Trả lời

Điều hướng nhanh