Cách phân biệt giày bảo hộ lao động cách điện và chống tĩnh điện

Cách phân biệt giày bảo hộ lao động cách điện và chống tĩnh điện

Để biết được giày bảo hộ lao động cách điện có gì khác với giày bảo hộ lao động chống tĩnh điện đầu tiên anh em cần biết được định nghĩa giữa tĩnh điện và cách điện là như thế nào? Và đây chính là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

1. Thế nào là cách điện và chống tĩnh điện?

– Vật liệu cách điện là những vật liệu có khả năng ngăn chặn không cho dòng điện chạy qua. Cho nên, các điện tích sinh ra ở khu vực cách điện sẽ bị lưu lại đó. Đây cũng là nguy cơ tiềm ẩn gây ra sự phóng điện. Sự phóng điện xảy ra sẽ gây nên các hiện tượng chập, cháy, nổ.

giày bảo hộ lao động

– Chống tĩnh điện là sử dụng các loại vật liệu dẫn điện có điện trở cho phép từ 104 đến 109ohm và làm tiêu tán các điện tích được sinh ra hoặc đưa các điện tích đó xuống hệ thống hoặc tiếp đất. Nhằm tránh khỏi các hiện tượng như chập, cháy, nổ.

2. Chống tĩnh điện (Antistatic) và phóng tĩnh điện ESD (Electrostatic Discharge) là gì?

– Sự nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ ESD và chống tĩnh điện giống như sự nhầm lẫn giữa hình vuông với hình chữ nhật(đặc biệt). Cả hai thuật ngữ ESD với chống tĩnh điện đều liên quan đến sự kháng điện tiếp xúc. Nhưng nó vẫn còn nhiều điều khác biệt.

+ ESD: Đây chính là tiêu chuẩn đại diện cho sự phân tách của một dãi chống tĩnh điện được chỉ ra bằng tiêu chuẩn EN ISO 20345. Ngưỡng kháng tiếp xúc phải thấp hơn 100kilohm và ngưỡng trên 35 megaohm. Nghĩa là giày bảo hộ lao động có tính năng ESD luôn chống tĩnh điện, nhưng không phải tất cả các giày bảo hộ chống tĩnh điện đều phù hợp với ESD.

+ ESD còn liên quan đến các ứng dụng cũng như yêu cầu đối với tiêu chuẩn bảo vệ sản phẩm và dán nhãn tách biệt với CE. Do vậy, giày bảo hộ lao động tích hợp với tiêu chuẩn này sẽ có biểu tượng ESD màu vàng.

giày bảo hộ

3. Tại sao là giày bảo hộ lao động chống tĩnh điện lại không phải giày cách điện?

– Giày dép chống tĩnh điện là để ngăn ngừa sự tích tụ của điện tích, đảm bảo việc điện tích dư thừa không thể xảy ra. Do đó, có thể loại bỏ hoàn toàn những nguy cơ giật, cháy, nổ từ các thiết bị điện hoặc các đồ vật bằng kim loại.

– Nhưng nếu bạn là một  điện lực và bạn phải thường xuyên tiếp xúc với kim loại, dây điện. Thì một đôi giày bảo hộ lao động chống tĩnh điện sẽ không thể nào đáp ứng được yêu cầu cho sự bảo vệ an toàn của bạn trước dòng điện 18kV.

– Còn nếu bạn là người làm việc trong môi trường chứa nhiều điện tích như các nhà máy chuyên sản xuất linh kiện, khí ga thì việc trang bị một đôi giày bảo hộ cách điện đó là cách giết bạn nhanh nhất.

– Nếu bạn không phải tiếp xúc thường xuyên với môi trường đặc thù có điện thì bạn nên sử dụng một đôi giày có tính năng chống tĩnh điện như giày bảo hộ Takumi hay giày bảo hộ Jogger sẽ là cách đảm bảo an toàn tốt nhất cho bạn. Giày bảo hộ chống tĩnh điện sẽ rất phù hợp với các anh em là kỹ sư cơ khí, xây dựng, nhà máy.

4. Những yếu tố làm ảnh hưởng đến điện trở của giày bảo hộ lao động

– Nhiệt độ của đôi giày cũng là nguyên nhân có thể làm ảnh hưởng đến khả năng xả điện tích. Giày bảo hộ nếu ở trong nhiệt độ quá thấp thì điện trở tiếp xúc sẽ cao hơn nhiều.

– Cũng như, những đôi giày bị mài mòn cũng có thể gây ảnh hưởng, nâng cao độ ẩm phía bên trong giày. Bởi độ ẩm thường tăng công suất xả.

– Ngoài ra, còn có những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến điện trở của đôi giày bảo hộ như chất liệu, đế và vùng tiếp xúc có bị bẩn không.

Trên đây là một số kiến thức về cách phân biệt giày bảo hộ lao động cách điện và chống tĩnh điện mà Bảo Hộ Lao Động Lasa muốn chia sẻ đến mọi anh em. Hy vọng anh em sẽ chọn được cho mình những sản phẩm phù hợp với môi trường làm việc của mình. Nếu anh em còn thắc mắc có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0913 334 334 – 3913 334 335 để được hỗ trợ tư vấn về sản phẩm.

Share :

Viết bình luận